Nội dung bài viết
Mần trầu là một loại cỏ mọc hoang phân bố ở khắp nước ta, thế nhưng ít ai biết được cỏ Mần Trầu còn được xem là một loại thảo dược trị bệnh với nhiều bài thuốc hữu ích.
- Dùng Tía tô để trị bệnh, liệu bạn đã biết?
- Chia sẻ công dụng trị bệnh từ thảo dược Xạ đen
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây thuốc Xạ can
Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cỏ Mần Trầu
Thông tin cần biết về cỏ Mần Trầu
Cỏ mần trầu là một loại cây thuộc họ cây Lúa (Poaceae), có tên khoa học là Eleusine Indica Gaerth. Mần trầu hay còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo hay ngưu cân thảo,…Loại cỏ mần trầu này có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi ở nước ta, cỏ thường mọc ở khu vực bờ ruộng, ven đường, bãi hoang…
Cỏ mần trầu có chiều cao trung bình từ 15cm – 90cm, có rễ mọc rất nhanh. Phân thân cỏ mần trầu thường dài ở gốc, sau đó phân nhanh, phát triển thành bụi. Phần lá mần trầu thì mọc so le, còn ho thì mọc thành nhiều nhánh dài, có nhiều hoa. Phần quả có 3 cạnh.
Về thành phần hóa học của cây, các giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Pasteur cho biết trong cỏ mần trầu có chứa muối nitrat, phần trên mặt đất có chứa beta palmitoyl và sitosterol. Phần cành và lá của mần trầu thường có chứa flavonoid.
Mần trầu và một số bài thuốc hữu ích
1. Trị nóng sốt, môi nứt, tưa lưỡi: Chuẩn bị: mỗi loại 1 nắm gồm cỏ mần trầu, rau bồ ngót, rễ tranh, rau má, cỏ mực, lá muồng trâu, rau sam; 2 khoanh bí đao, 1 muỗng đậu xanh. Bỏ vào ấm nấu cho nước cạn còn 2 bát thì tắt bếp. Cho bệnh nhân uống 2 lần trong ngày.
2. Trị vú sưng đau trong thời kì cho con bú: Dùng 40 g cỏ mần trầu, 20g thổ phục linh, 12 g bồ công anh, 40g ngỗ đất, 16 g me đất, 20 g lá ớt, 20g dây hoàng đằng, 20g rau sam, 20 g cỏ the, 40g măng sậy, 20g măng tre già, 20g củ cỏ ống, 16g chó đẻ răng cưa, 40g lá vông nem, 16g dây cườm thảo, 40g lá vông nem, 40 g khổ qua, 40g cỏ mực và 40 g rễ tranh. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu cho đến khi còn 2 bát thì tắt bếp. Cho người bệnh uống 2 lần cho đến khi lành bệnh.
Cỏ mần trầu thường mọc hoang ở các bờ ruộng hay ven đường
3. Trị bạc tóc: Dùng 10 g cỏ mần trầu, 25 g rễ khúc khắc, 15 g đỗ trọng, 15 g ngũ gia bì, 5g cam thảo và 5g nhân trần. Sử dụng tất cả nguyên liệu sắc uống trong 1 ngày, nhớ uống trước khi ăn tầm 15 phút.
4. Trị cao huyết áp: Dùng khoảng 500g cỏ mần trầu rửa thật sạch rồi giã nát. Trộn chung với 1 bát nước rồi vắt lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt để uống mỗi ngày 2 lần.
5. Ngăn ngừa viêm não truyền nhiễm: Lấy 30g cỏ mần trầu hãm như nước trà và uống trong ngày. Sử dụng 3 ngày liên tục sau đó nghỉ 10 ngày và tiếp tục chu kỳ 3 ngày tiếp theo.
6. Chữa viêm gan gây vàng da: Chuẩn bị: 60g cỏ mần trầu và 30g rễ tổ kén đực. Cho nguyên liệu vào nấu trong ấm nước rồi uống hàng ngày.
7. Trị viêm tinh hoàn: Dùng 60g cỏ mần trầu tươi và 10 cùi vải. Sử dụng nguyên liệu sắc lên cho tinh chất tan ra trong nước rồi dùng để uống hàng ngày.
8. Trị cảm sốt nóng, nổi mẩn đỏ, tiểu ít: Chuẩn bị: 16 g cỏ mần trầu, 16 g rễ cỏ tranh. Dùng tất cả nguyên liệu sắc trong một ấm nước và dùng uống hết trong ngày
9. Trị sỏi tiết niệu: Chuẩn bị nguyên liệu: 40 g cỏ mần trầu, 20 g bông mã đề, 8 g chi tử, 8 g mộc thông, 20 lá tre, 8 g cám thảo, 8 g cù mạch, 16 g sinh địa, 12 g hương phụ chế. Cho tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc đem đi sắc và chia ra uống 3 lần trong ngày.
Cỏ mần trầu được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh
10. Chữa băng huyết: Chuẩn bị nguyên liệu: mỗi thứ 1 nắm gồm: cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu thái nhỏ, rau má, cỏ mực, cây ké, 10 lá ngải cứu, 10 lát sả, 10 lát gừng, 1 vỏ quýt
Cho tất cả nguyên liệu vào trong ấm nước và sắc cho đến khi còn 2 chén nước. Chia ra dùng 2 lần trong ngày.
11. Trị đại tiện ra máu đen: Chuẩn bị: mỗi thứ 1 nắm (cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu, cây ké, rễ tranh, trắc bách diệp, rau má), 2 nắm cỏ mực, 9 lá ngải cứu, 5 củ sả, 3 lát gừng, 2 muỗng than tóc. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc, đồ ngập nước rồi nấu cho đến khi còn 2 chén. Chia ra uống 2 lần mỗi ngày.
Bài viết chia sẻ về cây thuốc cỏ mần trầu của các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur với mục đích tham khảo về kiến thức y học, nếu có nguyện vọng sử dụng để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ để có được kết quả tốt và tránh những sai sót không mong muốn xảy ra.