Nội dung bài viết
Tuy rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người nhưng vẫn trong rau ngót vẫn còn tồn tại nhiều tác dụng phụ, nguy hiểm chết người ít ai biết được.
Chữa bệnh loãng xương hiệu quả bằng Y học Cổ truyền
Tin vui cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Tác hại không ngờ của rau ngót
Trong các loại rau, rau ngót là loại nhiều chất bổ, ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C, rau ngót còn một lượng chất đạm (protid) đáng kể.Tuy nhiên, rau ngót không “lành” 100% với tất cả mọi người.
Tìm hiểu về cây rau ngót
Theo Thư viện Y Dược, Rau ngót còn được gọi là bù ngót, bồ ngót, hay rau tuốt (danh pháp hai phần: Sauropus androgynus) là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới Á châu nhưng cũng được trồng làm một loại rau ăn ở một số nước, như ở Việt Nam.
Rau ngót thuộc dạng cây bụi, có thể cao đến 2 m, phần thân khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le; sắc lá màu lục thẫm. Khi hái ăn, thường chọn lá non. Vị rau tương tự như măng tây. Trái ngót giống trái cà pháo nhưng kích thước nhỏ hơn.
Theo Dược học Cổ truyền, lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Cả lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống 2 năm trở lên.
Các tác dụng phụ nguy hiểm chết người
Rau ngót được nấu canh với thịt băm, hoặc có khi chỉ nấu suông vì rau có sẵn vị ngọt.Tuy rằng ít có tác dụng phụ, nhưng trong một số trường hợp, nếu dùng không đúng cách và không đúng đối tượng, rau ngót cũng gây hại cho sức khỏe.
Tác dụng phụ nguy hiểm của rau ngót
Rau ngót có thể gây sảy thai:
Rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.Trong rau ngót có chứa Papaverin-một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, nếu sử dụng hơn 30mg rau ngót tươi có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
Chính vì vậy, đối với những thai phụ đặc biệt là những thai phụ có tiền án sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót, đặc biệt là uống nước rau ngót sốt, liều lượng cao. Nếu ăn rau ngót luộc hay nấu canh, phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để tránh ngộ độc thực phẩm, khi nấu phải đun sôi, nấu kỹ để đảm bảo an toàn.
Gây mất ngủ
Ăn rau ngót có thể gây mất ngủ, vì vậy những người già, người ít ngủ không nên ăn quá nhiều loại rau này. Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau 1 ngày ngừng tiêu thụ nước ép rau ngót.
Cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho
Theo Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid, là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót, có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Nó cản trở cả hai vi chất này trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác ăn kèm.
Công dụng hữu hiệu của rau ngót nếu chế biến đúng cách
Những tác dụng phụ chỉ xảy ra do chúng ta dùng không đúng cách, không đúng đối tượng. Chúng ta có thể tránh những tác dụng phụ không mong muốn nếu chúng ta chế biến đúng cách thì rau ngót còn có những tác dụng thực sự rất tuyệt vời như: có thể giúp giảm cân,trị nám da, chữa yếu sinh lý, trị táo bón, thanh nhiệt giải độc,…
Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn