Thầy thuốc đông y chia sẻ những bài thuốc hay từ thảo dược Chè dung

Thầy thuốc đông y chia sẻ những bài thuốc hay từ thảo dược Chè dung

Chè dung là một loại thảo dược khá quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Với các tính năng, công dụng vượt trội, chè dung rất tốt cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách.

Chè dung hay còn được gọi là chè lang, chè dại, duối gia,…

Chè dung hay còn được gọi là chè lang, chè dại, duối gia,… 

Nội dung bài viết

Tìm hiểu về cây chè dung

Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, chè dung hay còn gọi là chè lang, chè dại, duối gia. Cây có tên khoa học là Syplocos racemosa Roxb, nằm trong họ Dung (Symplocaceae).

Đặc điểm:

Cây chè dung là loại cây nhỏ có chiều cao từ 1.5-2m, tuy nhiên cũng có thể cao tới 3-4m. Lá của cây dung mọc so le với với nhau, có cuống lá ngắn, hình dạng thuôn dài. Chiều rộng phiến lá tầm 3-6cm, chiều dài từ 9-15cm. Mép lá dung có những răng cưa, xếp thưa nhau, bề mặt nhẵn.

Hoa của cây chè dung có màu sắc là trắng hoặc vàng hơi ngả xanh, thường sẽ mọc thành từng chùm từ nách lá hoặc có thể ở đầu cành. Cuống hoa rất ngắn, trên bề mặt có phủ một lớp lông mịn. Hoa có mùi rất thơm nên thu hút ong bướm. Quả ăn được, hình dáng thuôn dài từ 6-10mm, trên đỉnh quả có phiến đài, bên trong thịt quả màu tím đỏ. Quả hạt đơn, có màu nâu.

Bộ phận sử dụng:

Cây chè dung là một cây thuốc quý, theo dân gian lá dung làm chè uống, giúp tiêu cơm, chữa đau bụng, ỉa chảy. Ở một số địa phương, người ta dùng vỏ thân hoặc vỏ rễ cũng với cùng tác dụng. Cách làm: tách bóc vỏ về, sơ chế bằng cách phơi hoặc sấy khô, bảo quản để dùng dần. Vỏ cây mềm, dễ gãy, vỡ vụn, có màu vàng nâu nhạt, khi cắt ngang có thể thấy ở giữa lớp bần và lớp mô vỏ xuất hiện một lớp màu đỏ. Ngoài cách dùng làm thuốc, cây này còn được dùng để nhuộm vải.

Thành phần hóa học:

  • Trong lá chè có chứa Tanin, hợp chất Plavonozit cùng nhiều các hoạt chất quý khác.
  • Ở vỏ thân cây có chất màu đỏ và 3 ancaloit gồm: Loturin, loturidin và coloturin.

Các bài thuốc với cây chè dung

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết một số bài thuốc được sử dụng thảo dược chè dụng trong trị bệnh như sau:

Cách hãm nước lá chè dung giúp hỗ trợ  tiêu hóa

Lấy 15-30g lá chè hãm cùng với 1 lit nước. Đun sôi trong khoảng 15 phút. Dùng trong ngày không để qua đêm. Duy trì liên tục liệu trình vài ngày để thấy sự cải thiện hệ tiêu hóa rõ rệt.

Giảm các cơn đau bụng và dùng để vệ sinh vết thương

Dùng 20g lá chè, có thể chọn loại khô hay tươi đều được, hãm chung với 200ml nước. Đun sôi đến khi cạn còn khoảng 100ml là sử dụng. Dùng để uống, bã có thể vệ sinh vết thương.

Đau bụng do đau dạ dày

Kết hợp 120g lá chè dung, hương phụ tử 60g, mai mực và nam mộc hương mỗi loại lấy 40g, kê nội kim 20g. Tất cả nguyên liệu đem sao vàng và tán thành bột, trộn lại với nhau. Mỗi lần dùng lấy 8g, pha chung với nước ấm, dùng uống trước bữa ăn khoảng 1 tiếng.

Bài thuốc dùng cho phụ nữ

Nếu như trong thời kỳ kinh nguyệt bạn bị đau bụng nhẹ thì bạn có thể sử dụng cách pha chè thông thường để nhanh chóng, tiện lợi hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đau bụng nhiều và kèm theo rong kinh, bạn có thể sắc theo cách dưới đây:

Nguyên liệu: cần có lá chè 20g, 500ml nước

Cách làm: Sắc lá chè cùng với nước tới khi nước cạn còn khoảng 300ml. Chia nước thuốc để uống 2 lần 1 ngày. Sử dụng chè tới khi hết triệu chứng.

Bài thuốc thải độc gan

Ngoài cách pha chè dung thông thường trên, để giúp gan có thể đào thải được hết độc tố thì người dùng có thể thực hiện theo cách dưới đây:

Nguyên liệu: Cần có vỏ thân cây chè dung 40g, mật ong

Cách làm: Nghiền nát vỏ thân chè dung thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng bạn trộn 8g bột cùng với 2g mật ong rồi ăn. Ngày sử dụng chè dung 2 lần để có hiệu quả cao.

Cần lưu ý những gì khi sử dụng cây chè dung?

Dùng chè dung không hề phức tạp mà lại không làm cồn ruột cũng như gây say. Bởi các ưu điểm nên nhu cầu sử dụng  càng tăng. Do đó cần lưu ý nên sử dụng nước hãm chè trong ngày tránh việc để qua đêm sẽ không tốt đến hệ tiêu hóa. Bởi nếu để qua đêm trà bị vi khuẩn xâm hại. Không nên dùng cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.