Nha đam và một số công dụng trị bệnh hữu ích - Dược học cổ truyền

Nha đam và một số công dụng trị bệnh hữu ích

Nội dung bài viết

Nha đam là một loại cây thân thảo mọng nước, đây là một loại Dược học cổ truyền được sử dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh mà không phải ai cũng biết.

Nha đam và một số công dụng trị bệnh hữu ích

Nha đam và một số công dụng trị bệnh hữu ích

Thông tin cần biết về cây nha đam

Nha đam hay còn được gọi với tên khác là Lô hội hay long tu, có tên khoa học là Aloe vera, Aloe barbadensis hoặc Aloe africana, Aloe Gel, Aloe ferox, Aloe africana, Aloe Latex, Aloe supralaevis, Aloe indica. Cây na đam có nguồn gốc từ Bắc Phi. Sau đó, du nhập vào nước ta và được trồng nhiều ở nhiều địa điểm nước ta và tập trung nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang và Phan Rí thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Cây nha đam có màu xanh lục và cao từ 40cm – 80cm. Lá cây mập mọng nước, phát triển từ dưới đất lên. Số lượng bó lá từ 16 đến 20 tạo, mọc thẳng đứng hoặc hơi lòe xòe ra tạo thành hình dáng giống hoa hồng. Lá nha đam không cuống, phiến lá thẳng hoặc hình mũi dáo cao khoảng 40cm – 50 cm và rộng 6cm – 7 cm. Đỉnh lá nhọn bìa phiến hơi hồng có gai cứng màu vàng sáng cao 2 mm. Về phần hoa, hoa mọc từ trung tâm của bó lá. Trái nang, bên trong chứa nhiều hạt. Mỗi hạt dài khoảng 7 mm có màu nâu đậm và có cánh.

Theo phân tích từ các bác sĩ, giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, nha đam có 2 phần là nhựa và gel nha đam. Gel là phần thịt có màu trắng trong suốt sau khi gọt bỏ lớp vỏ ngoài, chứa khoảng 90 % nước và một số vitamin như vitamin A, B, C và E. Còn nhựa được tiết ra từ từ dưới vỏ cây. Về phía đông y, nha đam có vị ngọt nhạt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa một số bệnh như viêm loét dạ dày, viêm gan, viêm xương khớp.

Nha đam được trồng phổ biến ở nước ta

Nha đam được trồng phổ biến ở nước ta

Bài thuốc trị bệnh áp dụng với cây Nha Đam

Tốt cho hệ tiêu hóa

Viêm ruột, táo bón hay rối loạn tiêu hóa có thể uống nước ép tươi từ gel lô hội, cách vài giờ uống 1 thìa canh. Hoặc dùng nha đam hầm cùng xương để ăn trong bữa ăn cùng cơm.

Chữa xơ gan cổ trướng

Dùng một nắm lá nha đam, gọt bỏ vỏ. Sau đó, rửa sạch và cho vào máy xay sinh tố cùng với nửa lít mật ong nguyên chất. Uống nước nha đam và mật ong trước bữa ăn 15phút. Uống 3 lần mỗi ngày và mỗi lần uống khoảng 20ml. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngừng.

Chăm sóc mắt

Dịch chiết ra từ trong lá nha đam làm giảm quầng thâm mắt, dịu mắt, sưng mắt,… Dùng phần thịt của lá nha đam đắp trực tiếp lên mắt trước khi ngủ để chống mệt mỏi cho vùng mắt.

Trị bệnh tiểu đường và cao huyết áp

  • Cách 1: Dùng 1 đến 2 lá nha đam đem gọt lấy phần thịt, rửa sạch và ăn sống. Tốt nhất nên ăn 3 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Cách 2: Dùng 2 – 3 nhánh cây nha đam, gọt bỏ vỏ và rửa sạch. Sau đó, nấu sôi rồi uống và ăn cả phần thịt lá. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 1 muỗng canh trước bữa ăn 15 phút.
  • Cách 3: Dùng 1 nắm lá nha đam, bỏ vỏ và phần gai hai bên, rửa sạch. Sau đó, nấu sôi để nguội. Cuối cùng cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lấy nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng. Nên nhớ uống trước khi ăn 15 phút.

Để dễ ăn hơn, người bị huyết áp mà không bị tiểu đường có thể ăn nha đam với đường phèn hoặc đường nguyên chất. Còn đối với người bị tiểu đường nhưng không bị cao huyết áp thì nên ăn với muối.

Trị mụn

Bài thuốc trị bệnh áp dụng với cây Nha Đam

Bài thuốc trị bệnh áp dụng với cây Nha Đam

Mỗi ngày dùng khoảng 200g nha đam tươi, gọt vỏ và rửa sạch. Sau đó, cắt thành từng miếng và thêm 2 muỗng mật ong cùng với 50g đường cát trắng và ăn. Hoặc cũng có thể dùng 500ml nước cốt nha đam trộn đều với 200ml mật ong và để tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3 muỗng canh trước khi ăn dùng. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng phần thịt nha đam trộn chung với nước vo gạo đã lắng và đắp lên mặt vào mỗi buổi tối.

Trị bệnh xơ gan cổ trướng

Ép nước nha đam rồi pha thêm chút mật ong để uống, mỗi lần khoảng 20 ml, ngày 3 lần.

Một số lưu ý khi sử dụng Nha Đam

Ngoài những lợi ích từ cây nha đam thì các giảng Dược sĩ, giảng viên khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng lưu ý một số trường hợp cần lưu ý khi sử dụng nha đam như sau:

  • Người bị bệnh trĩ cũng không nên dùng nha đam, do có lẫn nhựa sẽ kích thích đại tràng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Những người đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng do nha đam làm giảm mức đường huyết.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng nha đam do có một số nghiên cứu chỉ ran ha đam có khả năng gây sảy thai hoặc dị tật cho trẻ.
  • Do có một số hợp chất trong nhựa cây nếu dùng quá nhiều sẽ tích tụ ở thận gây suy thận nên những người thận yếu hay mắc các bệnh về thận nên cẩn trọng khi dùng.