Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian trị sởi - Dược học cổ truyền

Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian trị sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, Dược học cổ truyền gọi chứng này là Ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh Phế, Vị.

Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian trị sởi

Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian trị sởi

Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2 – 3 ngày sau, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể lan dần xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.

Bài viết này xin giới thiệu một số bài thuốc dân gian cổ truyền thường dùng trong từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Bài thuốc dùng cho bệnh nhi trên 36 tháng tuổi và người lớn khi cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh. Tùy theo độ tuổi mà gia giảm.

Thời kỳ khởi phát: Sốt nhẹ hoặc vừa, sau sốt cao, tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, sưng nề mi mắt. Trên da phát ban, đó là các hạt trắng, nhỏ như đầu đinh ghim, từ vài nốt đến vài chục nốt, mọc ở niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm…).

Pháp điều trị: Thấu chẩn (thúc sởi mọc), tán phong, thanh nhiệt.

Bài 1: Tang diệp 5g, đạm đậu xị 5g, bạc hà 2g, liên kiều 5g, cam thảo 2g, thuyền thoái 2g, sơn chi 2g, cúc hoa 3g, lô căn 6g. Sắc uống.

Bài 2: Tiền hồ 3g, kinh giới 3g, liên kiều 6g, bạc hà 3g, cúc hoa 3g, ngưu bàng tử 6g, kim ngân hoa 9g, thuyền thoái 2g, tang diệp 5g, lô căn 9g. Sắc uống.

Bài 3: Thăng ma 10g, cát căn 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo đất 6g, bạch chỉ 6g, mạch môn 6g, sài hồ 4g, kinh giới 6g, bạc hà diệp 1 nắm, gừng tươi 3 lát. Sắc uống.

Bài thuốc dân gian Y học cổ truyền trị sởi

Bài thuốc dân gian Y học cổ truyền trị sởi

Thời kỳ sởi mọc: Ban mọc dát sần, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, giữa các ban là khoảng da lành. Ban mọc rải rác hay dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6mm. Ban mọc theo thứ tự: mọc ở sau tai, lan ra mặt, lan xuống đến ngực, tay, lan đến lưng, chân. Khi ban bắt đầu mọc, toàn thân sốt cao hơn, mệt hơn. Khi ban mọc đến chân, nhiệt độ cơ thể giảm dần (hạ sốt).

Pháp điều trị: Tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết và dưỡng âm.

Bài 1: Thuyền thoái 3g, liên kiều 10g, kinh giới tuệ 3g, tử thảo 3g, bạc hà 3g, đào nhân 3g, bối mẫu 6g, kim ngân hoa 10g, thiên hoa phấn 6g, lô căn 12g, mạch môn đông 10g, hạnh nhân 3g. Sắc uống.

Bài 2: Qua lâu nhân 6g, bối mẫu 6g, sa sâm 6g, sinh thạch cao 10g, bạch mao căn 9g, tỳ bà diệp 6g, hạnh nhân 3g, tri mẫu 6g, hoàng cầm 6g, lô căn 9g. Sắc uống.

Bài 3: Kim ngân hoa 6g, rễ chàm mèo 6g, rễ lau tươi 9g, cam thảo 3g, ma hoàng 2g, hạnh nhân 4g, ngưu bàng tử 2g, sinh thạch cao 12g .

Thời kỳ sởi bay: Ban bay theo thứ tự từ mặt đến thân mình và chân, để lại các nốt thâm có tróc da mỏng kiểu bụi như vảy cám.

Pháp điều trị: Dưỡng âm, sinh tân, thanh giải tà độc.

Bài 1: Sa sâm 10g, tang diệp 3g, thạch cao 4g, lô căn tươi 15g, mạch môn đông 10g, thiên hoa phấn 10g, sinh biển đậu 10g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Sa sâm 10g, thiên hoa phấn 10g, hạnh nhân 3g, tỳ bà diệp 6g, mạch môn đông 10g, bối mẫu 4g, cam thảo 4g, địa cốt bì 6g. Sắc uống

Bài 3: Huyền sâm 6g, sinh địa hoàng 6g, ma hoàng 1,5g, sơn chi tử 5g, đại thanh diệp 6g, mạch môn đông 9g, tri mẫu 6g, lô căn tươi 10g. Sắc uống.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội 2018