Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian trị ôn bệnh

Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian trị ôn bệnh

Nội dung bài viết

Dược học cổ truyền bài thuốc dân gian trị ôn bệnh

Theo Dược học cổ truyền, ôn bệnh là tên chung của nhiều loại nhiệt bệnh cấp tính do ôn tà gây nên. Đông Y hướng dẫn bài thuốc dân gian trị ôn bệnh hiệu quả.

Ôn bệnh là gì?

Ôn bệnh là tên chung của nhiều loại nhiệt bệnh cấp tính do ôn tà gây nên. Ôn bệnh có đặc điểm chung đó là phát bệnh rất nhanh, bệnh mới phát đã có hiện tượng nhiệt, dễ hóa táo thương âm.

Ôn bệnh có nhiều loại như: Phong ôn, xuân ôn, thử ôn, thấp ôn, phục thử (đông ôn), thu táo.

Bệnh ôn nhiệt chủ yếu biểu hiện ở vệ, khí, dinh, huyết và tạng phủ thuộc tam tiêu.

Y học cổ truyền bài thuốc dân gian trị ôn bệnh hiệu quả

Khi tà ở phần khí, nhiệt tích ở phế, biểu hiện: Người bệnh sốt, ho, khát nước, rêu lưỡi vàng nhờn, gặp  trong viêm phế quản, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Dùng bài Thanh phế thang: Mạch môn đông 12 g, tri mẫu 12 g, cam thảo 4 g, hoàng cầm 8 g, thiên môn đông 12 g, bối mẫu 12 g, quất hồng 4 g, tang bạch bì 12 g. Các vị sắc với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống 1 lần.

Khi phát sốt rồi sinh ho, biểu hiện: Đờm nhiều và dính đặc, sắc vàng như mủ, hơi thở gấp, rêu lưỡi vàng và nhờn bẩn. Hay gặp trong ho gà, viêm phổi, viêm khí quản, áp-xe phổi mủ, tâm phế mạn, hen suyễn…

Dùng bài Tả bạch thang: Tang bạch bì 40 g, địa cốt bì 40 g, sinh cam thảo 20 g. Các vị sấy khô tán bột mịn. Mỗi lần dùng 20 g bột cùng với nước sắc 20 g gạo tẻ, 30 lá trúc diệp. Gia giảm: nếu sốt cao, thêm tri mẫu 12 g, hoàng cầm 12 g.

Khi người sốt, đau đầu, ho khan, biểu hiện: Ho không đờm, khí nghịch mà suyễn, ngực đầy tâm phiền, họng khô mũi ráo, lưỡi khô không rêu, mạch hư đại mà sác.

Dùng bài Thanh táo cứu phế thang: Thạch cao 20 g, tang diệp 12 g, hạnh  nhân 12 g, a giao 12 g, tỳ bà diệp 12 g, cam thảo 4 g, nhân sâm 12 g, hồ ma 12 g, mạch môn đông 20 g. Các vị đun với 5 bát nước, cạn còn 2 bát, bỏ bã, chia uống 2 lần. Gia giảm: đờm nhiều, thêm bối mẫu 12 g, qua lâu 12 g; huyết khô gia sinh địa 24 g; nhiệt nhiều, gia thủy ngưu giác 12 g, linh dương giác 4g hoặc ngưu hoàng 4 g.

Khi nhiệt thịnh ở dương minh, biểu hiện: Sốt cao, mặt đỏ, ra mồ hôi, thở mạnh, phiền khát, sợ nóng, nước tiểu vàng sẫm, mạch hồng đại.

Dùng bài Bạch hổ thang: Tri mẫu 24 g, cam thảo 8 g, thạch cao 40 g, gạo tẻ 1 bát con. Tất cả đun với 10 bát nước, khi nào gạo chín thì bỏ bã, uống nóng 1 bát, ngày uống 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, ích khí, bảo vị, dưỡng âm.

Khi ho lâu ngày, hư phế, thương tổn cả khí dương lẫn âm, biểu hiện: Ho sặc ít đờm, thở ngắn, ra nhiều mồ hôi, người mệt nhọc, thở ngắn, miệng khô, lưỡi ráo, mạch hư sác hoặc tế hư.

Dùng bài Sinh mạch tán: Nhân sâm 10 g, ngũ vị 6 g, mạch đông 15 g. Các vị đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, chia uống làm 2 lần. Nếu mồ hôi chưa dứt, lại đun một liều nữa, khi nào mồ hôi thật cầm hẳn mới thôi. Gia giảm: mùa hạ

Uống bài Sinh mạch bảo nguyên thang: sinh mạch thêm hoàng kỳ 12 g, cam thảo 5 g giúp khí lực phục hồi nhanh; gia thêm đương quy 12 g, bạch thược 12 g để chữa về chứng khí hư, suyễn khái, thổ huyết, nục huyết.

Nguồn: Duochoccotruyen.edu.vn