Dược học cổ truyển bài thuốc dân gian chữa chứng tê buồn - Dược học cổ truyền

Dược học cổ truyển bài thuốc dân gian chữa chứng tê buồn

Dược học cổ truyền chứng tê buồn được gọi là ma mộc, thuộc phạm vi chứng tê thấp, bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên, người có tuổi, người ít vận động. Y học cổ truyền hướng dẫn bài thuốc cổ truyền trị chứng tê buồn

Dược học cổ truyển bài thuốc dân gian chữa chứng tê buồn

Dược học cổ truyển bài thuốc dân gian chữa chứng tê buồn

Y học cổ truyền bài thuốc dân gian chữa chứng tê buồn

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ

Phép trị chủ yếu là bổ khí dưỡng huyết, khử hàn trừ thấp và theo đối chứng trị liệu cụ thể mà chọn phương thuốc phù hợp.

Tê da thịt: Biểu hiện da thịt khắp người đều tê cứng cào cấu không biết ngứa biết đau, tốt nhất nên dùng bài thuốc gồm: bạch truật 20g, hoàng kỳ 20g, trần bì 12g, quế chi12g, cam thảo 12g. Sắc uống. Công năng bổ khí thông huyết, kiện tỳ lợi thấp thông kinh hoạt huyết…

Tê hai tay: Nếu biểu hiện tê 10 đầu ngón tay ngón chân, thiên về tỳ khí suy nhiều nên dùng bài: hoàng kỳ 18g, nhân sâm 14g, bạch truật 12g, phục linh 14g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, đương quy 14g, trần bì 10g, hương phụ 12g, ô dược 12g, phòng phong 10g, khương hoạt 10g, chích thảo 4g, sinh khương 12g. Sắc uống. Công năng bổ tỳ ích khí, thăng dương…

Tê hai chân: Nếu biểu hiện tê nhiều phần mông đùi, hai chân do khí hư mà kèm thấp chứng nhiều nên dùng bài: hoàng kỳ 18g, trần bì 14g, quy vĩ 20g, sài hồ 16g, hồng hoa 12g, ngũ vị tử 12g, thanh bì 8g, thăng ma 8g, trạch tả 20g, cam thảo 4g, sinh khương 12g. Sắc uống. Công năng bổ khí sinh huyết, thăng dương, lý khí, khai uất, lợi thấp… Bài này còn trị cơ thịt đau tê như kim đâm, ngực nặng tức như có hòn khối…

Tê tứ chi: Nếu tay chân đều tê, bệnh thiên về khí huyết hư suy lâu ngày nên dùng bài gồm: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, hoàng kỳ 25g, thục địa 20g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, xích thược 14g, quế chi 16g, bán hạ 10g, sài hồ 12g, phòng phong 10g, tần giao 12g, ngưu tất 12g, khương hoạt 10g, chích thảo 6g. Sắc hoặc làm hoàn uống. Công năng đại bổ khí huyết, kiện tỳ, hóa thấp…

Tê gân co rút: Nếu biểu hiện tay chân tê kèm gân cơ co rút, co duỗi khó khăn, bệnh thiên về can huyết hư suy nuôi dưỡng gân cơ kém nên dùng bài gồm: đương quy 40g, bạch thược sao 14g, ý dĩ nhân 40g, nhân sâm 12g, sài hồ 12g, sinh khương 12g. Sắc uống. Công năng bổ khí dưỡng huyết, khai uất, thư cân cơ…

Tê da thịt cứng như cây: Nếu biểu hiện tay chân da thịt tê mà cứng như cây do khí huyết hư, ngoại tà lâu ngày kèm có thấp đàm và tử huyết, kinh lạc ứ trệ bị tắc gây nên. Tốt nhất nên dùng bài gồm: thục địa 20g, đương quy 20g, xuyên khung 16g, xích thược 14g, phục linh 12g, trần bì 12g, bán hạ 10g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g, bạch giới tử 14g, khương hoạt 10g, trúc lịch 16g, chích thảo 6g, sinh khương 12g. Sắc uống. Công năng bổ huyết, hoạt huyết, hóa ứ tiêu đàm, thông kinh lạc…

Cần lưu ý, chứng tê ở những người tiền sử có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc sang thương tự nhiên tê bì một bên tay, chân kèm chóng mặt, thoáng mất ý thức tê có liên quan tổn thương não, cần đi khám điều trị chuyên khoa.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn