Chia sẻ công dụng trị bệnh từ cây Bồ Công Anh - Dược học cổ truyền

Chia sẻ công dụng trị bệnh từ cây Bồ Công Anh

Nội dung bài viết

Bồ công anh là một loại cây thân cỏ thường mọc hoang nhiều ở nước ta, đây là một loại Thảo Dược Trị Bệnh được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh hữu ích.

  • Tìm hiểu công dụng trị bệnh từ cỏ Mần Trầu
  • Dùng Tía tô để trị bệnh, liệu bạn đã biết?
  • Chia sẻ công dụng trị bệnh từ thảo dược Xạ đen

Chia sẻ công dụng trị bệnh từ cây Bồ Công Anh

Chia sẻ công dụng trị bệnh từ cây Bồ Công Anh

Thông tin cần biết về cây Bồ công anh

Bồ công anh là một loại cây thuộc họ Cúc (Compositae), có tên khoa học là Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf. Bồ công anh hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như phù công anh, cấu nậu thảo, bột cô anh, bộc công anh, lục anh, thái nại, đại đinh thảo,…Cây hay mọc hoang ở những vùng núi cao nước ta như Tam Đảo, Sa Pa hay Đà Lạt và mọc hoang nhiều ở Trung Quốc.

Bồ công anh thuộc cây thân cỏ, rễ đơn, có hình trụ dài khỏi. Phần lá Bồ công anh xuất phát từ rễ có bề mặt nhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, bên rìa có khía răng uốn lượn. Hoa Bồ công anh thì có màu nâu ở mặt lưng, quả có mỏ dài và bế 10 cánh. Theo phân tích từ các giảng viên khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết trong Bồ công anh có rất nhiều thành phần như: Taraxasrerol, Fructose, Inulin, Pectin, Glucose, Choline hay Sucrose…

Bài thuốc trị bệnh từ cây Bồ công anh

1. Trị viêm bàng quang: Chuẩn bị: 40 g bồ công anh, 12g sa nhân và 24 g quất bì. Sử dụng tất cả nguyên liệu đem phơi khô, tán thành bột. Mỗi lần pha 2 g hỗn hợp nguyên liệu với nước rồi uống. Áp dụng mỗi ngày 3 lần.

2. Trị bệnh quai bị: Chuẩn bị: 30 g bồ công anh, lòng trắng trứng, đường phèn. Mang bồ công anh rửa thật sạch, đem giã nát rồi trộn với lòng trắng trứng và đường phèn. Sử dụng để đắp lên vùng bị quai bị.

3. Trị viêm loét dạ dày, ung thư vú: Chuẩn bị: 20 g bồ công anh, 20 g kim ngân hoa và 20 g hạ khô thảo. Cho các nguyên liệu đem sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp. Dùng để uống từ 2 -3 lần mỗi ngày.

Bồ công anh là một cây cỏ thường mọc hoang

Bồ công anh là một cây cỏ thường mọc hoang

4. Chữa Tắc tia sữa: Lấy một nắm lá bồ công anh rửa sạch rồi giã nát. Đắp lên vú mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.

5. Trị viêm ruột thừa: Chuẩn bị nguyên liệu: 40g bồ công anh, 20g đại hoàng, 20g kim ngân hoa, 20g xuyên luyện tử, 16g xích thược, 12g đào nhân, 12g cam thảo. Sử dụng tất cả nguyên liệu sắc trong ấm rồi chia ra dùng 2 lần mỗi ngày.

6. Chữa đinh nhọt: Lấy một nắm lá bồ công anh rửa sạch rồi giã nát. Vắt nước cốt bồ công anh, trộn cùng 1 ít rượu trắng. Nấu lên rồi dùng để uống mỗi ngày 1 lần.

7. Trị đau dạ dày: Dùng 20 g lá bồ công anh, 10 g lá khổ sâm và 15 g lá khôi. Cho nguyên liệu vào 300 ml nước cà đun sôi trong 15 phút. Chia ra thành 3 lần uống trong ngày. Áp dụng 10 ngày liên tục, rồi nghỉ trong vòng 3 ngày sau đó tiếp tục chu kì 10 ngày tiếp theo.

8. Chữa lở loét lâu ngày, rắn hoặc côn trùng cắn: Sử dụng một nắm bồ công anh rửa sạch. Lấy bồ công anh đi giã nát rồi đắp lên vết thương.

9. Chữa viêm kết mạc cấp tính: Chuẩn bị nguyên liệu: 80 g bồ công anh tươi và 7 quả chi tử. Dùng nguyên liệu sắc uống 2 lần mỗi ngày. Có thể sử dụng nước nấu từ bồ công anh để xông mắt mỗi ngày 1 lần.

10. Trị viêm gan cấp tính: Chuẩn bị nguyên liệu: 20 g bồ công anh, 20 g nhân trần, 20g thổ phục linh, 20 g bạch mao căn. Sử dụng tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống và chia ra dùng 2 lần mỗi ngày.

11. Chữa mụn nhọt: Chuẩn bị nguyên liệu: 12 g bồ công anh, 12g liên kiều, 12 g ké đầu ngựa, 12 g vòi voi, 10g kinh giới, 10 g cỏ mần trầu, 10 g kim ngân hoa, 10g hạ khô thảo. Sử dụng tất cả nguyên liệu đem nấu với 400ml nước cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp. Chia ra uống 2 lần trong ngày.

12. Trị táo bón: Dùng khoảng 180 g bồ công anh sắc nước uống 2 lần mỗi ngày.

13. Chữa vết bỏng đã nhiễm trùng: Lấy 1 nắm bồ công anh rửa thật sạch đem giã nát. Trộn chung với cồn 75 độ C rồi đắp lên vết bỏng.

Bồ công anh được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh

Bồ công anh được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng Bồ công anh

Các bác sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo việc dùng Bồ công anh nếu không cẩn trọng có thể gây ra một vài tác dụng phụ viêm túi mật, nôn mửa, viêm da… Do đó, cần hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng. Không sử dụng bồ công anh cho một số đối tượng như:

  • Người bị tắc nghẽn ống mật, hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, dị ứng nhựa cao su.
  • Bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường, suy tim….
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ.
  • Người có dấu hiệu mẫn cảm khi tiếp xúc với bồ công anh.

Bài viết này với mục đích chia sẻ kiến thức y dược về cây Bồ công anh, nếu có mục đích sử dụng để chữa bệnh các bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cách sử dụng dụng hiệu quả nhất.