Bật mí món ăn trị đái tháo đường từ khổ qua - Dược học cổ truyền

Bật mí món ăn trị đái tháo đường từ khổ qua

Khổ qua thường có mặt trong nhiều bữa ăn của người Việt. Đặt biệt khổ qua còn là vị thuốc tuyệt vời hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Nội dung bài viết

Tìm hiểu món ăn trị tiểu đường từ mướp đắng

Tìm hiểu món ăn trị tiểu đường từ mướp đắng

Tìm hiểu thành phần các chất có trong khổ qua

Theo chia sẻ của Bác sĩ YHCT hiện đang công tác tại  Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, Mướp đắng có mùi thơm, vị đắng đặc trưng được dân gian sử dụng để chữa các bệnh chốc lở, vàng da tiểu đường, thấp khớp,… Ngày nay, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh về công dụng tuyệt vời của Khổ qua đối với bệnh nhân đái tháo đường.

Theo Đông Y, khổ qua còn có tên khác là Mướp đắng Hồng dương, Cẩm lệ chi, Lại bồ đào,… Theo y học cổ truyền Khổ qua có vị đắng (khổ) tính lạnh (hàn), quy Tâm, Can, Phế kinh có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, minh mục.

Còn theo phân tích của các nhà khoa học, trong mướp đắng có các thành phần chính bao gồm: Glucosid triterpenic: Charantin và hỗn hợp các chất thuộc nhóm Stgmastadienol, các chất hạ đường huyết: Pugazenthi – S – Murthy, chiết xuất ra 3 chất được đặt tên là Kakara. Protein: Các nhà khoa học đã tìm ra trong trái Khổ qua có chứa 1 số Protein có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào. Trong khổ qua chứa 0,76% (theo trọng lượng khô) bao gồm các Lipid không phân cực, Glucolipid và Phospholipid. Các sắc tố, chủ yếu là Lycopen, lượng Lycopen tăng dần theo độ chín của quả.

Y sĩ Y học cổ truyền phân tích, trong khổ qua có các thành phần chính bao gồm: Vitamin B2 0,2mg, Vitamin B1 0,8mg, Vitamin E 18,7mg, Vitamin PP 3.72mg, β – caroten 0,56mg tính trên 100g trái mướp đắng. Các yếu tố vi lượng như Mg, Ca, Cu, Fe, Zn. Một số Alcol bậc nhất và Aldehyl: Myrtenol, Hexanol, Benzylaleol…

Món ăn bài thuốc từ khổ qua hỗ trợ điều trị Đái tháo đường

Điều dưỡng Lâm Thị Nhung giảng viên Trường cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 dùng trái Khổ qua để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Đối với bệnh  nhân đái tháo đường type 2 cần dùng 50ml nước ép Khổ qua, bệnh nhân nên uống vào lúc đói, bệnh nhân dùng duy trì liên tục trong 2 tháng sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Một số món ăn từ mướp trị tiểu đường

Một số món ăn từ mướp trị tiểu đường

Các món ăn bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả, dễ làm:

  • Khổ qua 100g, tuỵ lợn 1 cái, nấm hương 200g. Nấu thành canh, ăn 2-3 bữa/tuần. Dùng cho những người tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch.
  • Khổ qua 100g, đậu ván trắng (Bạch biển đậu) 200g, nấm hương 150g,. Nấu thành cháo. Món ăn này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hạ đường huyết. Dùng cho những người tiểu đường, ăn uống kém, gầy sút. Có thể dùng hằng ngày thay cơm.
  • Khổ qua 150g, nấm hương 200g, đậu phụ 200g. Nấu thành canh. Dùng cho người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa Lipid có hiệu quả tốt.
  • Khổ qua 100g, mộc nhĩ 150g, nấm hương 200g, thịt nạc (lợn hoặc ức gà) 200g. Nấu thành canh, ăn 2 – 4 bữa/tuần. Dùng cho người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng huyết áp.
  • Khổ qua 150g, Ý dĩ 15g, Hoài sơn 10g, thịt nạc 200g, nấm hương 100g. Hầm lên ăn cùng cơm 2 – 3 lần/tuần. Dùng cho người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, suy nhược cơ thể.
  • Khổ qua 1 quả to, trứng gà 2 quả, nấm hương 50g. Xào lên ăn cùng cơm. Dùng cho người bị bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa Lipid, mẩn ngứa…

Chú ý: Trong các món canh, món hầm, Khổ qua được cho vào sau, không nấu quá kỹ làm mất đi các Enzyme, các khoáng chất tự nhiên có tác dụng chữa bệnh trong trái Khổ qua.