Bài thuốc trị nhiệt miệng trong Y học cổ truyền hiệu quả

Bài thuốc trị nhiệt miệng trong Y học cổ truyền hiệu quả

Nội dung bài viết

Nhiệt miệng là chứng bệnh với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng gây đau đớn. Là căn bênh thường xuất hiện vào mùa hè

Bài thuốc trị nhiệt miệng trong Y học cổ truyền hiệu quả

Bài thuốc trị nhiệt miệng trong Y học cổ truyền hiệu quả

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân chính gây nhiệt miệng là do tâm hỏa cang thịnh và do tỳ vị bị tích nhiệt. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết chứng bệnh này với những nốt viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo sốt, mất ngủ, tâm phiền, viêm lợi, ngứa lợi, hơi sưng nề, có màu đỏ, dễ chảy máu miệng gây đau đớn và không ăn uống được. Để giải quyết tình trạng này, không ít người đã tìm đến những bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

Bài thuốc trị nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh

Triệu chứng: Người bệnh có những nốt loét ở đầu hoặc thân lưỡi, gây đau rát, xót, uống nước nguội thấy dễ chịu, kèm theo sốt, đau đầu, tiểu tiện đỏ lượng ít, mất ngủ, đại tiện thường táo, nếu là nam giới dễ bị di hoạt tinh, cơ thể suy nhược.

Phép trị: Tả tâm hỏa, bổ thận thủy kèm chống viêm thanh nhiệt.

  • Bài 1: rau diếp cá 20g, đại hành 16g, cỏ mần trầu 16g, bồ công anh 16g, sinh địa 12g, sâm huyền sâm 12g, chi tử 12g, đương quy 12g, liên kiều 12g, nhân sâm 10g, ngân hoa 10g, mơ muối 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
  • Bài 2: Cỏ mực 20g, rau má 20g, tang diệp 16g, cam thảo đất 16g, sài hồ 12g, thục địa 12g, hoàng bá 10g, hoàng liên 10g, trúc diệp 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia ra 3 lần.

Bài thuốc trị nhiệt miệng do tỳ vị tích nhiệt

Bài thuốc trị nhiệt miệng do tỳ vị tích nhiệt

Bài thuốc trị nhiệt miệng do tỳ vị tích nhiệt

Triệu chứng: có những nốt loét trong khoang miệng, lợi sưng đau, dễ chảy máu, lưỡi đỏ, người bệnh đau đớn không ăn uống được kèm theo bụng đầy trướng, thích uống đồ mát đại tiện táo kết, tâm rạo rực, hơi thở nóng,…

Phép trị: Thanh nhiệt lương huyết, chống viêm kết hợp dưỡng tâm tỳ.

  • Bài 1: cỏ mực 20g, cát căn 20g, bạch thược 12g, sinh địa 12g, liên kiều 12g, hoàng bá 12g, trần bì 10g, hồng hoa 10g, tri mẫu 10g, ngân hoa 10g, đại táo 10g, trúc diệp 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần.
  • Bài 2: Sa sâm 16g, lạc tiên 16g, mã đề 16g, rau má 16g, đinh lăng 16g, cỏ mực 16g, trúc diệp 16g, chi tử 12g, huyền sâm 12g, bạch thược 12g, đại táo 10g, sinh địa 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần.

Ngoài ra nếu bản thân muốn chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình, phòng tránh được những căn bệnh thường gặp như nhiệt miệng thì có thể tham gia lớp học ngắn hạn như Văn bằng 2 Trung cấp Y học cổ truyền hay trực tiếp tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trình độ chuyên môn cao để có được những tư vấn tốt nhất đối với sức khỏe.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn