Chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày theo Y Học Cổ Truyền dân tộc

Viêm loét dạ dày theo Y Học Cổ Truyền

Theo giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thì Vị quản thống thường có liên quan đến sự rối loạn công năng các tạng phủ: Can, Tỳ, Vị. Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng Vị quản thống chủ yếu do các nguyên nhân sau: ngoại nhân, nội nhân, bất nội ngoại nhân, tiên thiên bất túc.

Viêm loét dạ dày theo Y Học Cổ Truyền

Viêm loét dạ dày theo Y Học Cổ Truyền

Ngoại nhân

Phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa thừa cơ xâm phạm. Bệnh càng dễ tái phát sinh ra khi bản thân người bệnh đã có sẵn sự suy giảm chức năng vận hóa của tỳ, sự suy giảm chức năng truyền tống của Vị, kết hợp với chính khí hư suy cho nên tà khí thừa cơ xâm phạm vào cơ thể. Ngoại tà theo đường kinh mạch, truyền vào bên trong đình trệ ở trung tiêu, làm cho khí trung tiêu trở trệ. Khí hành thì huyết hành, khí ngưng thì huyết trệ sinh ra đau. Do đó, sinh ra chứng vị quản thống.

Nội nhân

Lo lắng quá độ, tinh thần không thoải mái, khiến cho Tỳ khí trở trệ, Vị khí không thông. Uất ức quá độ kéo dài làm Can khí thất sơ tiết, hoành nghịch phạm Vị. Vị thất hòa giáng, khí cơ trở trệ lâu ngày gây ra bệnh. Can uất hóa hỏa phạm Vị, làm tổn thương Vị âm. Bên cạnh đó, hỏa uất có thể làm tổn thương lạc mạch của Vị, nhiệt bức huyết gây chảy máu: nôn ra máu, tiêu phân đen. Can khí uất làm trở trệ công năng vận hóa của Tỳ Vị, làm cho thấp trọc đình tụ lại. Bệnh lâu ngày ảnh hưởng tới Tỳ dương, trung khí không đủ vận hóa mà thành chứng hư hàn.

Bất nội ngoại nhân

Ăn uống không điều độ, lúc no, lúc đói thất thường hoặc ăn nhiều thức ăn đồ uống cay nóng, rắn cứng, cay, chua, nóng, lạnh làm tổn thương tới Tỳ Vị, làm Tỳ thất kiện vận, Vị mất hòa giáng, khí cơ trở trệ gây đau thượng vị, lâu ngày gây tổn thương dương khí trung tiêu, sinh Tỳ Vị hư hàn.

Do tiên thiên bất túc

Người bệnh khi sinh ra, thận dương đã không đủ, không nuôi dưỡng được tỳ dương làm tỳ dương hư, gây vị khí ứ trệ và hư, gây bệnh tỳ vị hư hàn.

Bẩm sinh Tỳ Vị hư nhược, trung khí không đầy đủ, kèm theo bệnh tật lâu ngày hoặc do lao nhọc quá độ, hoặc dùng thuốc hàn lương kéo dài làm hàn thấp nội sinh khiến cho tỳ vị càng thêm thương tổn mà sinh bệnh.

Cơ chế bệnh sinh chứng Vị quản thống do tương quan giữa tà khí và chính khí của cơ thể. Giai đoạn Vị quản thống cấp phần nhiều do lục dâm, ẩm thực, tình chí xâm phạm Vị quản, gây tổn thương chức năng thu nạp và vận hóa thủy cốc. Nếu bệnh lâu dài, tổn thương nghiêm trọng chức năng của Tỳ Vị, chính khí hư chuyển thành mạn tính và xuất hiện Tỳ Vị hư nhược.

trường cao đẳng dược sài gòn đào tạo đông y

trường cao đẳng dược sài gòn đào tạo đông y

Vị quản thống phân thành hai bệnh cảnh là Can khí phạm Vị và Tỳ Vị hư hàn.Trong đó Can khí phạm Vị chia thành 3 bệnh cảnh là Khí trệ, Khí uất hóa hỏa và Huyết ứ.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẽ trong điều trị Viêm dạ dày theo y học cổ truyền, nguyên tắc chính là “Kiện Tỳ, điều hòa khí cơ Tỳ Vị”, có thể dùng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh và thảo dược. Tùy từng bệnh cảnh lâm sàng mà sẽ có phương pháp điều trị cụ thể khác nhau.