Trong Y học cổ truyền nấm ngọc cẩu có những tác dụng gì?

Trong Y học cổ truyền nấm ngọc cẩu có những tác dụng gì?

Nấm ngọc cẩu là một vị thuốc quý có nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến sinh lý hoặc xương khớp. Để hiểu hơn rõ về vị thuốc này, mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, nấm ngọc cẩu có nhiều tên gọi khác như tỏa dương, địa mao cầu, củ pín, củ gió đất, xà cô… nó có vị chát và ngọt, tính ôn, quy vào kinh tỳ và thận. Y học cổ truyền từ lâu đã sử dụng nấm ngọc cẩu để chữa nhiều bệnh lý liên quan đến suy giảm chức năng sinh lý, liệt dương hoặc dùng nó trong chữa bệnh xương khớp, chữa chứng táo bón hay đơn giản là dùng để bồi bổ cơ thể. Vì đặc tính lành và hoàn toàn không có độc nên dù dùng ăn, ngâm rượu hay sắc uống trực tiếp thì cũng rất tốt.

Nội dung bài viết

Sử dụng nấm ngọc cẩu như thế nào?

Cây thuốc quý nấm ngọc cẩu, nhờ lành tính nên ta có thể dùng nấm ngọc cẩu để sắc uống, chế biến món ăn hoặc ngâm rượu thuốc đều được. Một số gợi ý dùng vị thuốc này đó là:

Bài thuốc chữa yếu sinh lý, chữa rối loạn cương dương ở nam giới

Dùng 30g nấm sắc với 1 lít nước cho tới khi cạn còn khoảng 600ml là được. Gạn lấy nguyên nước rồi khuấy thêm 2 muỗng canh mật ong. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng đều đặn không chỉ giúp hỗ trợ chức năng sinh lý mà còn giúp người bệnh cải thiện trí nhớ và sinh lực tốt hơn.

Bài thuốc cải thiện khả năng cương cứng của dương vật

Dùng 5g nấm ngọc cẩu khô, 5g nhục thung dung cho nước sắc chung với nhau. Khi được thì gạn lấy nguyên nước thuốc rồi cho nhào với 200g bột mỳ cho đều. Cán mỏng bột mỳ rồi cắt thành từng sợi dài như sợi mỳ, dùng mỳ này nấu ăn với 50g thịt dê. Ăn liên tục trong một thời gian sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Bài thuốc ngâm rượu từ nấm ngọc cẩu giúp tăng cường chức năng sinh lý

Nấm tươi: Chuẩn bị 1 cân nấm tươi rửa sạch, để ráo nước rồi tráng qua một lượt rượu. Có thể chẻ cây nấm làm 2 hoặc 4 phần dọc theo thân. Cho nấm vào bình rồi đổ thêm 4 lít rượu trắng loại 40 độ cùng 200ml mật ong vào ngâm trong 1 tháng là dùng được.

Nấm khô: Cách ngâm tương tự như trên nhưng liều lượng gia giảm như sau: nấm 500g, mật ong 100ml, rượu trắng 5l. Ngâm trong 2-3 tháng mới dùng được.

Sau khi ngâm xong, mỗi ngày có thể uống 2-3 chén con, tổng cộng không quá 50ml.

Chữa chứng tiểu nhiều về đêm, đau mỏi lưng gối, đậu thai khó và xuất tinh sớm

Chuẩn bị nguyên liệu: 15g Nấm ngọc cẩu, 100g thịt dê, 1 bát con gạo lứt, gừng tươi thái sợi, hành lá, gia vị.

Cách chế biến: Nấm ngọc cẩu đem sắc với 700ml nước, hầm liu riu trên lửa nhỏ trong 20 phút rồi lấy nước này hầm tiếp thịt dê và gạo lứt cho nhừ. Tiếp đến, cho gừng, hành lá và gia vị vừa ăn rồi dùng nóng.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng liệt dương ở nam giới

Bài 1: Nấm ngọc cẩu khô và dâu tằm chín mỗi thứ 20g và 10ml mật ong. Nấm ngọc cẩu ta đem tán nhỏ rồi hãm với nước sôi và mật ong, dâu tằm, đậy nắp như hàm trà trong 15-20 phút thì dùng được.

Bài 2: Nấm ngọc cẩu, nhục thung dung, phục linh, ba kích, bạch nhân sâm, thỏ ty tử, sao táo nhân mỗi thứ 12g; câu ký, thục địa, sơn thủ nhục, sơn dược mỗi thứ 15g; cam thảo và thiên môn đông mỗi thứ 9g. Tất cả ta đem tán thành bột mịn rồi trộn với một chút mật ong, vo thành viên hoàn nhỏ. Mỗi lần dùng 1 viên khoảng 9g, ngày 3 lần.

Lưu ý khi sử dụng nấm ngọc cẩu

Những lưu ý khi dùng nấm ngọc cẩu

Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền khuyên mọi người, mặc dù là một loại thuốc lành tính, không chứa độc tố nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể dùng nấm ngọc cẩu. Nếu đang gặp phải những vấn đề được liệt kê bên dưới đây thì không nên dùng loại nấm này để bồi bổ:

  • Người mắc bệnh cao huyết áp.
  • Người mắc bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đại tiện phân lỏng.
  • Người đang thực hiện xạ trị để chữa ung thư.
  • Người có tiền sử dị ứng với nấm ngọc cẩu hoặc các loại dược liệu được đề cập trong các bài thuốc.
  • Người bị suy giảm chức năng của gan và thận.

Ngoài ra, người bệnh lưu ý rằng nấm ngọc cẩu hoàn toàn có thể tương tác gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng chung với các loại thảo dược, thuốc tân dược hoặc thực phẩm.