Những nguyên tắc cần biết để sống khỏe với bệnh loãng xương - Dược học cổ truyền

Những nguyên tắc cần biết để sống khỏe với bệnh loãng xương

Loãng xương là hiện tượng xương bị mất dần đi khoáng chất cần có, khiến xương giòn và dễ gãy gây nhiều khó khăn trong cuộc sống của người bệnh thậm chí là tính mạng  người bệnh. Tuy nhiên nếu biết rõ những nguyên tắc phòng ngừa hợp lý thì mọi diễn biến của bệnh sẽ hoàn toàn trong tầm kiểm soát của bạn.

 Nguy cơ bị gù vẹo cột sống do bệnh loãng xương

Nguy cơ bị gù vẹo cột sống do bệnh loãng xương

Bổ sung thực phẩm tốt cho xương

Phòng ngừa loãng xương bằng việc thường xuyên bổ sung trong chế độ ăn các chất dinh dưỡng giàu nguồn canxi, vitamin K, vitamin D, vitamin A, chất xơ và các chất chống oxy hóa khác có lợi cho sức khỏe là điều hết sức cần thiết.

Các thực phẩm tốt cho xương và phòng chống bệnh loãng xương hàng đầu được khuyên dùng như chè xanh, giá đỗ, sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu Hà Lan, bắp cải, trứng, ngũ cốc… đều rất giàu canxi, các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường mật độ xương và ngăn ngừa rạn xương, mang lại cho bạn một bộ xương chắc khỏe, giúp xương tăng trưởng, cải thiện bệnh loãng xương và ngăn ngừa các bệnh về xương khớp.

Tránh xa những kẻ thù của xương

Thuốc lá và rượu kích thích quá trình “mất xương”. Cafein làm tăng sự bài tiết canxi qua đường tiết niệu. Chất xơ gây rối loạn quá trình hấp thụ canxi của xương.

Hãy cố gắng cai thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu, tốt nhất không nên uống quá 3 ly rượu/ngày. Theo thông tin từ trang sức khỏe làm đẹp cho biết khi bạn tiêu thụ chất xơ (rau xanh, ngũ cốc thô…), hãy lựa chọn những thực phẩm giàu can-xi trong bữa ăn kế tiếp. Uống café, trà với liều lượng vừa phải.

Tránh xa những kẻ thù của xương khớp

Tránh xa những kẻ thù của xương khớp

Nội dung bài viết

Bài tập thể dục phù hợp cho người bệnh loãng xương

Các bài tập aerobic như chạy cầu thang, đi bộ, đạp xe, chạy bộ, khiêu vũ… và các bài tập sử dụng máy tập, bài tập giảm cân, hoặc các bài tập thể dục mềm dẻo… đều giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ té ngã bằng cách nâng cao khả năng cân bằng của cơ thể. Nếu bạn từng bị gãy xương, hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi tập bất kỳ bài tập thể dục nào.

Theo thông tin chia sẻ từ các giảng viên Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn cho hay việc luyện tập Thái Cực Quyền sẽ giúp làm giảm 50 % nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi.

Hạn chế bê vác vật nặng và tránh tai nạn khi bị loãng xương

Người mắc bệnh loãng xương thường xương rất mỏng và giòn rất dễ bị gãy khi chịu lực hay tác động từ bên ngoài, do vậy cần hạn chế bê vác hay vận động nặng đặc biệt với người bệnh loãng xương ở người già để tránh những tai nạn không đáng có.

Kiểm tra quanh nhà và loại bỏ các nguy cơ vấp ngã như tấm thảm, dây kéo rèm, dây điện… Không gian trong nhà đủ ánh sáng để đi lại, và lắp đặt tay cầm trên bồn tắm.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn