Cây tầm bóp có công dụng gì trong đông y?

Cây tầm bóp có công dụng gì trong đông y?

Là loài cây mọc hoang ở bờ bụi và làm thức ăn cho vật nuôi nhưng trong Đông Y cây tầm bóp được biết đến như một vị thuốc quý, chữa được nhiều bệnh.

Thần dược mang tên cây tầm bóp

Thầy thuốc Trường Cao đẳng Y dược Nam Định  đã chỉ ra cây tầm bóp trong đông y là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh, lá cây tầm bóp dùng làm rau xanh ăn và quả có tác dụng thanh nhiệt tiêu đờm. Còn trong y học hiện đại lại thấy rằng trong cây tầm bóp có các chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitaminA, vitamin C… cũng chính vì giá trị dinh dưỡng lớn mà những người làm công việc trên sông nước nên ăn để tránh được bệnh Scorbut, do thiếu vitamin C gây ra chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da…. Hiện nay nhiều nhà khoa học cũng đang tiếp tục nghiên cứu về giá trị của cây tầm bóp trong việc chữa và điều trị ung thư.

Được biết cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Không chỉ làm vị thuốc rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát. Tầm bóp luộc, nấu, xào với thịt đều rất hấp dẫn. Tầm bóp không chỉ sạch mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vì tính mát của rau nên rau có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt. Vì khẳng định được các giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng trong việc chữa bệnh nên hiện nay tầm bóp được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày thay chỉ làm thức ăn gia súc như trước đây.

Những bài thuốc hay từ cây tầm bóp

Là một cây thuốc quý nhưng giá trị lớn nhất của cây tầm bóp nằm ở quả. Theo Đông y, quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, bài tiết…

Trị viêm họng, thủy đậu, bệnh tay chân miệng: Dùng 15 – 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 – 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liền. Khi thấy bệnh có tiến triển có thể dừng thuốc.

Cây tầm bóp trị đái tháo đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 – 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 – 7 ngày.

Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 – 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.

Đây được coi là 3 bài thuốc phổ biến nhất từ cây tầm bóp. Hiện nay nhiều người cũng chỉ ra giá trị của vị thuốc này đối với nhiều căn bệnh khác nhưng chúng chưa được sử dụng quá rộng rãi. Một trong những điều chúng ta cần lưu ý là hiện nay rất nhiều người quan tâm cây tầm bóp và nhiều người cũng nhầm lẫn cây lu lu đực với cây tầm bóp. Về ngoại hình 2 cây này có rất nhiều đặc điểm giống nhau cũng như cây lu lu cũng có tác dụng chữa bệnh nhất định. Tuy nhiên nếu ăn phải một lượng lớn các quả còn xanh và lá tươi của loài cây lu lu, sau 6-12 tiếng có thể xảy ra các hiện tượng như sốt vã mồ hôi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, buồn ngủ. Vì thế theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Nam Định  nếu không chắc chắn về cây tầm bóp bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng