Các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị táo bón hiệu quả

Các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị táo bón hiệu quả

Táo bón là bệnh nhiều người gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong y học cổ truyền có một số bài thuốc giúp trị bệnh táo bón hiệu quả.

Các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị táo bón hiệu quả

Các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị táo bón hiệu quả

Chứng táo bón nhất thời có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do một số bệnh cấp tính hoặc do chế độ sinh hoạt, ăn uống gây ra; còn chứng táo bón kéo dài có thể do nguyên nhân cơ địa (thể chất) gây ra.

Nguyên nhân gây táo bón theo Y học cổ truyền

Bác sĩ YHCT – giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Nam Định  cho biết, táo bón kéo dài thường xuất phát từ nguyên nhân thể chất âm hư, huyết nhiệt, hoặc thiếu máu làm tân dịch hao tổn. Chứng táo bón cũng có thể gặp ở các đối tượng như người già và phụ nữ sau khi sinh nhiều lần, ở những đối tượng này, trương lực cơ giảm, dẫn đến khí trệ khó bài tiết phân ra ngoài.

Táo bón cũng có thể do thể chất dương hư không vận hành được khí, kéo theo tân dịch không lưu thông, hoặc do nguyên nhân tỳ vị vận hóa kém mà sinh bệnh.

Một số bài thuốc Y học cổ truyền trị táo bón hiệu quả.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Nam Định  khuyến cáo người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp 1: Táo bón xuất phát từ nguyên nhân do cơ địa hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính như các bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm…gây giảm tân dịch

Triệu chứng gồm có: Táo bón lâu ngày, họng khô, miệng khát, viêm loét miệng, lưỡi đỏ… áp dụng một trong số các bài thuốc dược học cổ truyền sau:

  • Bài 1: Các vị thuốc gồm: Sa sâm, mạch môn, mỗi vị thuốc bạn lấy liều lượng 200g; lá dâu, vừng đen, mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Cách thực hiện: Tán bột hoàn viên, ngày uống 10-20g.
  • Bài 2: Các vị thuốc gồm: gừng đen 20g, mạch môn, sa sâm, sinh địa, huyền sâm, mỗi vị 16g, thạch hộc 12g, mật ong vừa đủ. Cách dùng: Tán bột làm viên, ngày uống 10-20g.
  • Bài 3: Hàm lượng các vị thuốc sử dụng gồm: bá tử nhân 100g, bạch thược 50g; đại hoàng, hậu phác, chỉ thực, mỗi vị 40g, tán bột, mỗi ngày uống 10-15g.
  • Bài 4: các vị thuốc gồm có: Sinh địa, sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, mỗi vị 12g, đường phèn 20g. Cách dùng: sắc uống.
  • Bài 5: Sử dụng các vị thuốc gồm vừng đen, lá cối xay, mỗi vị 300g. Cách dùng: Vừng đen rang chín, giã nhỏ rây bột mịn. Lá cối xay nấu nước rồi cô thành cao. Trộn hai thứ làm thành bánh 10g, ngày 2 bánh hãm với nước sôi sau mỗi bữa ăn.

Vừng đen trị táo bón

Vừng đen trị táo bón

Trường hợp 2: Táo bón xuất phát từ nguyên nhân thiếu máu, gặp ở người thiếu máu, thiếu sắt, phụ nữ sau khi sinh, người bệnh sau phẫu thuật…

Triệu chứng: gồm triệu chứng của hội chứng thiếu máu, thiếu sắt, mệt mỏi, chóng mặt… kèm thêm triệu chứng táo bón kéo dài. Người bệnh có thể áp dụng một trong các bài thuốc sau:

  • Bài 1: Các vị thuốc gồm có Vừng đen 200g, long nhãn, tang thầm, hà thủ ô đỏ, kỷ tử, bá tử nhân, mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Cách dùng: Tán bột hoàn viên, bài thuốc này mỗi ngày uống 10- 20g.
  • Bài 2: Thục địa, bạch thược, mỗi vị 12g; xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, vừng đen, đại táo, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Trường hợp 3: Táo bón do khí hư: Trường hợp này thường gặp ở người già, phụ nữ sau khi sinh nhiều lần trương lực cơ giảm

Triệu chứng như sau: Táo bón, đầy bụng, ăn uống kém, chậm tiêu, ợ hơi, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối mỏi… Người bệnh có thể áp dụng một trong các bài thuốc dân gian sau:

  • Bài 1: Sử dụng các vị thuốc sau: Đảng sâm 16g, bạch truật, hoài sơn, sài hồ, kỷ tử, vừng đen lượng vừa đủ. Cách thực hiện: sắc uống ngày một thang.
  • Bài 2: Sử dụng các vị thuốc sau: Hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thăng ma, mỗi vị 12g; nhục thung dung, bá tử nhân, đương quy, vừng đen, mỗi vị 8g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g. Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.
  • Bài 3: Gồm các vị thuốc đông y sau: Chút chít, ý dĩ, mỗi vị 12g; sâm bố chính, kỷ tử, hoài sơn, hoàng tinh, mỗi vị 10g, nhục quế 2g. Cách dùng: Sắc uống ngày một thang. Bài thuốc có thể tán bột hoàn viên, mỗi ngày uống 10g.

Vị thuốc đại hoàng trị táo bón

Vị thuốc đại hoàng trị táo bón

Trường hợp 4: Táo bón do bệnh nghề nghiệp (khí trệ): Công việc có đặc thù thời gian ngồi nhiều, ít hoạt động thể lực hoặc do viêm đại tràng mạn tính… Áp dụng một trong các bài thuốc y học cổ truyền sau:

  • Bài 1: Sử dụng các vị thuốc Muồng trâu, chút chít, mỗi vị 20g; đại hoàng 4-6g. Sắc uống trong ngày.
  • Bài 2: Sử dụng các vị thuốc Rễ tươi chút chít 8-12g, nhai sống, hoặc sắc nước uống.
  • Bài 3: Sử dụng các vị thuốc Chút chít 10g; chỉ xác, mộc thông, mỗi vị 8g. Sắc nước uống, nếu sau một giờ chưa đi tiêu được thì sắc nước thứ hai uống tiếp.

Trên đây là một số bài thuốc tham khảo trị táo bón. Để điều trị hiệu quả, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn điều trị.

Nguồn: Sức khỏe đời sống.