Bật mí một số bài thuốc dân gian từ dược liệu xuyên khung

Bật mí một số bài thuốc dân gian từ dược liệu xuyên khung

Nội dung bài viết

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về công dụng cũng như một số bài thuốc có sự xuất hiện của xuyên khung, vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu.

Hình ảnh cây xuyên khung

Tổng quan về xuyên khung

Xuyên khung còn có tên khác là khung cùng, là thân rễ khô của cây xuyên khung. Theo Y sĩ YHCT chia sẻ, trong Đông Y, dược liệu này có vị cay, tính ôn, quy vào các kinh can, đởm và tâm bào.

Xuyên khung có tác dụng hành khí hoạt huyết, khu phong táo thấp. Dùng để trị đau đầu, đau nhức xương khớp, đau quặn bụng, bế kinh, thống kinh.

Một số bài thuốc có xuyên khung

Hoạt huyết, điều kinh

Nguyên liệu

Xuyên khung: 8g

Đương quy: 12g

Cách dung: Đem sắc với rượu loãng (nửa nước nửa rượu) để uống. Dùng cho người kinh nguyệt không đều, muộn con.

Trừ phong, giảm đau

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu

Xuyên khung: 6g

Tế tân: 3g

Khương hoạt: 8g

Bạch chỉ: 12g

Phòng phong: 12g

Kinh giới: 12g

Bạc hà: 6g

Cam thảo: 4g

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu đem nghiền thành bột. Mỗi lần lấy 4g, dùng sắc nước uống hoặc pha với nước chè để uống. Tác dụng trị đau đầu do phong hàn hay đau đầu, váng đầu sau phẫu thuật.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu

Xuyên khung: 6g

Bạch cương tằm: 6g

Cúc hoa: 12g

Thạch cao sống: 12g

Cách dùng: Có thể đem nghiền thành bột hoặc dùng sắc uống. Trị đau đầu do phong nhiệt.

Xuyên khung xuất hiện khá nhiều trong các bài thuốc Đông y

Hành khí, giải uất

Bài thuốc dân gian số 1

Nguyên liệu

Xuyên khung: 8g

Thần khúc: 12g

Chi tử sao: 12g

Hương phụ: 12g

Thương truật: 12g

Cách dùng: Sắc uống hoặc làm hoàn. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 12g uống với nước nóng. Bài thuốc có tác dụng hành khí giải uất, hoạt huyết. Dùng trị bụng đầy trướng, đầy hơi, ợ chua, nôn mửa, tiêu hóa kém.

Bài thuốc dân gian số 2

Nguyên liệu

Xuyên khung: 6g

Hồng hoa: 6g

Quy vĩ: 12g

Trần bì: 12g

Thanh bì: 8g

Hương phụ: 8g

Đào nhân: 8g

Cách dùng: Đem sắc với rượu loãng để uống. Dùng khi vùng ngực bụng trướng đau.

Lưu ý: người âm hư hỏa vượng, kinh nguyệt quá nhiều, các chứng bệnh có khả năng gây xuất huyết dưới da và nội tạng khi dùng cần thận trọng. Bên cạnh đó, thông tin được Y sĩ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ cũng chỉ mang tính chất tham khảo, độc giả không dựa vào để tự chữa bệnh.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn tổng hợp